ky nang lang nghe
ky nang lang nghe

Ý NGHĨA Của việc bạn biết cách “Lắng nghe người khác” là gì?

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Ý NGHĨA Của việc bạn biết cách “Lắng nghe người khác” là gì?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Ý NGHĨA Của việc bạn biết cách “Lắng nghe người khác” là gì?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

Ý NGHĨA Của việc bạn biết cách “Lắng nghe người khác” là gì? Chúng ta nên biết ” lắng nghe người khác ” ở những thời điểm nào?

Vâng, đến đây thì mình lại muốn mang đến một luồn tâm sự, nhắng nhủ đến cho tất cả mọi người về việc biết cách để ” Lắng nghe người khác”

Trong một cuộc giao tiếp thì sẽ có hai cách để giao tiếp đó chính là việc: nói và nghe. Phần lớn đa số thì nhiều người cho rằng việc ăn nói một cách khéo léo, lưu loát, hoạt ngôn là đã hoàn toàn thực hiên tốt nhất cuộc giao tiếp của  mình thì lúc đó bạn đã sai! Bởi vì cuộc giao tiếp thật sự thành công khi bạn biết kết hợp khéo léo giữ khả năng nói và khả năng biết lắng nghe. Đôi khi một người có khả năng hoạt ngôn rất cao lại không xử lí công việc một cách hiểu quả bằng một người biết lắng nghe và tiếp thu những gì người khác nói.

Vậy khả năng “Lắng Nghe Người Khác” là gì?

“Lắng nghe”: là một hình thức chủ động, chủ tâm,  có nghĩa là bạn đang thật sự im lặng, muốn  nghe, tập trung vào sự việc, tiếp thu những gì mà đối phương của bạn đang nói ( đối tượng đang giao tiếp với bạn) thông qua phương tiện là thính giác để tiếp nhận âm thanh của lời nói . Đồng thời, xử lí, nhìn nhận, suy nghĩa và đưa ra câu trả lời, hoặc nếu chưa hiểu hay còn thắc mắc có thể hỏi lại đối phương. Từ đó cuộc giao tiếp sẽ trở nên linh hoạt và thành công hơn.

Là một người biết “lắng nghe” và biết cách ” lắng nghe” sẽ mang lại những lợi ích gì trong cuộc sống:

_Lắng nghe: giúp bạn tiếp nhận được các thông tin một cách rõ ràng, xác thực. Việc ” lắng nghe” giúp bạn xử lí công việc một cách nhanh chống, tiếp thu được tất cả những gì đối phương muốn trao đổi dí bạn.

_Lắng nghe: giúp bạn tạo sự tôn trọng giành cho đối phương, khi bạn biết lắng nghe những gì đối phương nói bằng sự tôn trọng, tự nguyện, vui vẽ sẽ giúp tạo sự thiện cảm của đối phương giành cho bạn, dù cho đó là lần đầu gặp mặt. Đặc biệt là đang ở thời điểm người ấy muốn giãi bày tâm sự hay trình bày một ước muốn, một suy nghĩ, hoặc là một bản thuyết trình.

_Lắng nghe: còn giúp bạn rèn luyện được khả năng nhẫn nại, biết dừng lại, lắng nghe người khác. Đồng thời, nó còn thể hiện sự mong muốn hợp tác kế nói giữa bạn và đối phương.

Nếu như “Lắng nghe” mang đến nhiều lợi ích như thế, thì ai cũng sẽ thực hiện đúng không nè?, Không đơn giản là vậy đâu!  “Lắng nghe” phải tuân theo hệ thống những quy tắc thì nó mới thật sự hiểu quả!!!

NGUYÊN TẮC LẮNG NGHE

1.Lắng nghe một cách tự tâm, thật sự muốn nghe và tôn trọng đối phương.

Trong một cuộc giao tiếp bạn nên thật sự biết lắng nghe thay vào đó là sự: lắng nghe cho có, hay chỉ là giả vờ,… Đồng thời việc chú ý Lắng nghe không chỉ thể hiện qua sự im lặng của bạn mà phải kèm theo đó là một ánh mặt thật sự chú ý vào những gì mà đối phương nói. Đôi lúc cần phải thực hiện những động tác để đáp trả như là gật đầu hoặc cười nhẹ.

2. Thể hiện được tác phong, cách cư xử đúng đắn khi giao tiếp.

Lắng nghe một cách lịch sự, tao nhã: dù cho thật sự bạn đang lắng nghe, đang chú ý vào sự việc giao tiếp đó, vào những chỗ khúc mắt muốn đáp trả. Thì, bạn nên chờ đối phương trình bày hết lời nói của mình rồi hãy đặt câu hỏi, hoặc có thể là biện pháp lịch sự trong giao tiếp đó chính là ” giơ tay” để được nói. Bạn, không nên chen ngang vào lời người khác vì nó sẽ gây ra ấn tượng không tốt của bạn đối với đối phương.

3. Không nên phản khán hay bộc lộ những cảm xúc thô lỗ.

Kìm chế cái ” Tôi” của mình khi đang lắng nghe người khác: Bởi vì đôi khi người nói sẽ đưa ra những quan điểm trái chiều đối với mình. Thì ngay lúc này bạn nên kìm chế cái ” Tôi” của mình, không nên vội phán xét, áp đặt, mà hãy chú ý lắng nghe xem đối phương có ước muốn hay ý định gì.

4. Suy nghĩ và phản hồi.

Một cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn nếu như đôi bên sẽ cùng thảo luận một cách hoà nhã, khi đã chú ý ” lắng nghe” và đưa ra cách lí giải đúng đắn bạn sẽ được đối phương vô cùng thiện cảm và tôn trọng.

5. Cần tránh những nguyên nhân tác động ngoại cảnh không cần thiết

Bạn nên loại bỏ những tác động gây mất tập trung, điển hình là chiếc điện thoại. Nếu như đang ” lắng nghe” đối phương nói mà bạn lại đi nghe điện thoại xao nhãn với một sự việc mới chứng tỏ bạn không tôn trọng đối phương của mình.

BÀI HỌC QUÝ BÁO:

Trong cuộc sống hay trong công việc cũng vậy. Chúng ta cần biết “lắng nghe” lời nói những người xung quanh. Trong đời sống hằng ngày, đôi khi chúng ta hãy tĩnh lặng lắng nghe những lời góp ý của ngày để thấu hiểu nhau thêm, bồi dưỡng tình cảm giữa cá nhân và cá nhân. Sự lắng nghe trong công việc lại càng quan trọng hơn, lắng nghe giúp bạn tiếp thu những kiến thức mới, kinh nghiệm của những người thành công, sửa đổi những mặc hằng chế của mình, những khuyết điểm của mình trong công việc. Một người thành công, là một người phải biết tiếp thu, lắng nghe sự chỉ bảo từ người lớn. Lắng nghe còn giúp bạn nâng cao sự thấu hiểu của mình về bạn bè và gia đình hơn

Người không biết lắng nghe, là một người độc đoán, chỉ biết cho bản thân mình, không suy nghĩ cho cảm nhận của người khác. Bởi lẽ họ sẽ không nhận được sự tin tưởng và yêu quý của mọi người. Vì thế dù lứa tuổi nào, màu da nào, giới tính nào cũng nên biết cách ” Lắng nghe” vì chỉ có thấu hiểu mới có thể dung hoà với nhau.

Qua đây, Ân muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn hãy tập dần khả năng biết lắng nghe người khác, bởi lẽ khi mình lắng nghe người khác thì lời nói của mình sẽ được mọi người chú trọng hơn.Người biết lắng nghe là một người có được sự nhẫn nại, đồng thời là một người có tấm lòng cao đẹp, biết lắng nghe và chia sẽ khó khăn với mọi người xung quanh . Xây dựng tình mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Xin cảm ơn chân thành các bạn đã đọc dòng tâm sự này của mình, hãy đón chờ mình ra những bài viết mới nha!!! Thanks you!!!

Tác giả: Ân Võ

5/5 - (1 bình chọn)
Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!

Có thể bạn quan tâm!

kien nhan la gi

Kiên nhẫn là gì? Làm sao để xây dựng sự ” Kiên nhẫn”?

Kiên nhẫn là gì? “Kiên nhẫn” hay còn gọi là ” nhẫn nại”. Là một …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *