Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 vừa diễn ra cách đây không lâu với 3 môn bắt buộc là toán,văn, anh cùng với đó là bài thi tổ hợp KHXH hoặc KHTN. Gác lại mọi điều tranh cãi thì đề Văn năm 2021 được các sĩ tử đánh giá khá là vừa phải và có thể đạt được điểm tốt, ở phần NLVH của đề thì Bộ GĐ&ĐT đã chỗ vào tác phẩm “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh và đã có một việc dỡ khóc dỡ cười xảy ra đó là nhiều sĩ tử khi ra khỏi phòng thi thì mới phát hiện là không biết nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay là nữ. Vậy cuối cùng Xuân Quỳnh là nam hay nữ, cùng tìm hiểu nhé?
-
Sơ lược về hoàn cảnh xuất thân của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh ( 1942-1988) quê ở xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Đông, Hà Nội) tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nhà thơ Nữ nổi tiếng của Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình công chức, tuy nhiên Xuân Quỳnh lại lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tlình thương của gia đình, vì mẹ của chị là bà Nguyễn Thị Trích mắc bệnh hiểm nghèo và mất sớm, bố là ông Nguyễn Quang Thường cũng đã tái giá với người phụ nữ khác, cuối cùng do cuộc sống túng quẫn, ông và vợ thứ 2 cùng bốn đứa con đã vào trong nam để làm ăn. Bỏ lại 2 chị em Xuân Quỳnh và Đông Mai lớn lên với sự nuôi nấng và bảo bộc của bà nội.
Bà từng kết hôn hai lần, lần đầu với nhạc công vi-ô-lông Lưu Tuấn, 2 người có một người con trai tên là Lưu Tuấn Anh, không bao lâu sau thì hạnh phúc đỗ vỡ nên cuộc hôn nhân của họ đã gây ra nhiều tranh cãi. Sau đó, bà kết hôn với Lưu Quang Vũ( 1948-1973) vào năm 1973, cả hai người đều đã từng đỗ vỡ, nhưng bằng tất cả tình yêu chân thành và mãnh liệt họ đã vượt qua tất cả, đến với nhau với hy vọng có được hạnh phúc đúng nghĩa. Chuyện tình của họ như tiểu thuyết ngôn tình ngoài đời thực. Họ có với nhau một người con trai tên là Lưu Quỳnh Thơ. Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong một vụ tai nạn giao thông vào năm 1988.
-
Tính cách và sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh.
-Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh đặc biệt thể hiện một trái tim phụ nữ phồn hậu, chân thành, nhiều sức sống và mạnh mẽ, nhưng đôi khi lại nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
-Trong cuộc đời, Xuân Quỳnh là một người phụ nữ đầy bản lĩnh, mạnh mẽ và dứt khoát trong mọi chuyện. Trong bài viết Với Xuân Quỳnh của Xuân Tùng, tác giả nhận định:”ngoài đời Xuân Quỳnh tỏ ra sắc sảo và ác khẩu. Ít ai biết đến cùng không nhìn mặt và không thèm dự chung một cuộc họp.
Với gia đình, Xuân Quỳnh nhỏ nhẹ như con chi chi, rước đảm đang và nhẫn nhục đến mức ít ai ngờ”. Đó là bản tính của nữ thi sĩ. Xuân Quỳnh là một người phụ nữ thẳng thắn, bột trực, trân trọng những mối quan hệ xung quanh, Bà luôn xem tôn trọng và đối xử tốt với những người bà tin tưởng.
Ngoài xã hội, Xuân Quỳnh luôn tỏ ra mạnh mẽ để có thể tự bảo vệ mình, ẩn chứa trong mình tính cách dứt khoát của một người phụ nữ hiện đại, luôn luôn làm chủ bản thân. Trong gia đình, Xuân Quỳnh dịu dàng, đầm thắn, thiết tha. Chị là người nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh, hết lòng vun vén tình yêu, hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình. Chị mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, hết lòng vì chồng, vì con. Chị luôn là người phụ nữ cam chịu, chịị gánh trên vai những nhọc nhằn, gian khó, chăm chút cho gia đình nhỏ của mình, luôn chấp nhận thiệt thòi để dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con trong những năm tháng cơ cực nhất của cuộc đời.
-Với thơ ca, Xuân Quỳnh luôn luôn nghiêm túc, chị không xem thơ ca là một cuộc dạo chơi mà là cái nghiệp, đã là cái nghiệp thì phải hết tâm hết sức, lao động nghệ thuật một cách chân chính. Xuân Quỳnh là một người thông minh, đó là điều mà bất cứ ai từng biết đánh bài đều khẳng định. Và với tố chất thông minh đó, Xuân Quỳnh đã ứng xử mọi vấn đề phức tạp mà cuộc sống đã đặt ra. Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của mình.
– Bằng sự tài hoa của mình Xuân Quỳnh được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà Nước và giải thưởng Hồ Chí Minh cũng như được Google Doodle vinh danh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam. Xuân Quỳnh đã dệt nên dãi lụa văn học nước nhà một đường chỉ tinh tế, thơ của Xuân Quỳnh sẽ sống mãi đến ngàn năm.
-
Bi kịch “tình yêu ở lại”.
Xuân Quỳnh-một người phụ nữ luôn luôn khao khát có được tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Thế nhưng người phụ nữ này vẫn vẫn luôn phải thấp thỏm lo âu về tương lai, cuộc đời của bản thân mình: tình yêu vỡ tan và nhiều trắc trở , hạnh phúc không trọn vẹn và nằm mãi dưới lớp đất sâu.
Điều này được thể hiện rõ trong thơ Xuân Quỳnh, cuộc đời bà như được dệt nên từ thơ ca, với một cái kết không ai mong muốn. Sự ra đi của Xuân Quỳnh -Lưu Quang Vũ và bi kịch “tình yêu ở lại” chính là cái kết đau buồn cho một mối tình, một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc , cũng là câu trả lời cho những dự cảm trước đó của nữ thi sĩ. 46 năm sống trên đời, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sống một cuộc sống đáng sống bên cạnh người bạn đời, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Họ đã yêu nhau nồng nhiệt và chân thành, cháy bỏng và mãnh liệt, yêu đối phương hơn yêu cả bản thân mình. Cuộc tình và sự nghiệp của hai nhà thơ đã trở thành một sự kiện, hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam.
-
Vài nét về bài thơ Sóng, một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của thi sĩ Xuân Quỳnh.
-Bài thơ Sóng được sáng tác vào năm 1967 (thuộc giai đoạn sáng tác trước năm 1975), trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền( tỉnh Thái Bình). Sóng là một trong những bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
Với Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện chân thực, tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát có được một tình yêu trọn vẹn, được yêu thương và được chăm sóc. Cùng với đó là một trái tim luôn trăn trở và lo âu, một tấm lòng luôn mong muốn được hy sinh, dâng hiến cho tình yêu, sống hết mình với cuộc đời, với thơ ca và gia đình.
Thơ:
Sóng
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
-
Những tác phẩm tiêu biểu của thi sĩ Xuân Quỳnh
- Tác phẩm chính:
-Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
-Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
-Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
-Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
-Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
-Tự hát (thơ, 1984)
-Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
-Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)
-Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
-Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
-Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ
- Các tác phẩm viết cho thiếu nhi:
-Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
-Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
-Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
-Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
-Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
-Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
-Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
Tác giả: Tính