tuoi tho du doi
tuoi tho du doi

Tuổi thơ dữ dội là gì? Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Tuổi thơ dữ dội là gì? Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Tuổi thơ dữ dội là gì? Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

  1. Sơ lược tác phẩm

“Tuổi thơ dữ dội” là một khúc ca hào hùng, một hành trình đầy chuyển biến của những cung bậc cảm xúc, từ vui, buồn, bất ngờ, thất vọng, tiếc nuối, thương xót và song song với những cảm xúc đó là những giọt nước mắt trong từng trang sách. Tôi tự hỏi điều gì đã khiến một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ để đánh bại cả 2 cường quốc quốc sừng sỏ. Câu hỏi ấy đã được trả lời một phần nào đó trong tác phẩm” Tuổi thơ dữ dội “.

Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chiến tranh do nhà văn Phùng Quán chấp bút viết nên. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1988, là quyển sách gối đầu giường của bao thế hệ con người. Truyện gồm 8 phần, xoay quanh cuộc sống chiến đấu, sự hy sinh của những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ đội thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Trần Cao Vân.

Cũng là chiến tranh, cũng là tuổi thơ cơ cực của bao nhiêu con người khi phải sống trong chiến tranh, Phùng Quán đã khắc họa tài tình những hiện thực khốc liệt đó: bom đạn tàn phá mọi thứ, đó là cảnh mất mát đâu thương, là cảnh chia cắt của vợ chồng, gia đình, là cảnh sinh li tử biệt, là khoảng thời gian đầy khó khăn khủng hoảng. Và le lói trong những tàn tro, những tội ác của chiến tranh đó là những phẩm chất thật nhất của con người, của những người mang trên vai gánh nặng của đất nước và đối lập với nó là những bộ mặt giả dối của những con người ích kỷ, chỉ biết sống cho bản thân mình, những kẻ bán nước.

  1. Nội dung và cốt truyện

Nội dung truyện kể về quá trình tham gia chiến đấu và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ của hơn 30 thanh thiếu niên tập trung lại thành một hàng ngũ, đoàn kết với nhau mà vượt qua những khó khăn, đó là Mừng với khát khao “…muốn theo các anh đánh Tây cho nước nhà được độc lập, để sau ni lỡ mạ em có mắc bệnh chi còn nặng hơn cả bệnh hen suyễn, cũng được Chính phủ chữa cho lành..”. Là Lượm – cậu “Việt Minh nhà nòi” dũng cảm, mưu trí không ai bằng. Là Quỳnh “sơn ca” – “vỡ tim mà chết” bởi quá đau lòng, là Tư dát, là Bồng da rắn, là Vệ to đầu,…

Truyện có hệ thống nhân vật khá giống ” Những ngày lửa” và một vài truyện ngắn khác, khiến cho người đọc dễ đồng cảm và thấy được hình ảnh những người chiến sĩ đó chân thật hơn bao giờ hết.

Truyện chính là một ” bể cảm xúc” là những lần chúng ta không kiềm lòng được. Bạn có chắc bạn là một người khô khan, một người chai lì với cảm xúc, chấp nhận mình là một người “nghèo” tình cảm..tôi đã từng như vậy, đã từng rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi chai lì trước nghị lực phi thường của cậu bé August Pullman trong cuốn sách Wonder- Điều kì diệu, tôi cảm phục trước tinh thần lạc quan, yêu đời của cô bé Kito Aya trong cuốn sách” Một lít nước mắt” hay tỏ ra ghê tởm trước những hành động cuồng bạo của kẻ ấu dâm trong phim” Hope 2013″..và tất cả cảm xúc của tôi chỉ dừng lại ở chai lì, ở ngưỡng mộ, ở ghê tởm trước cái xấu. Nó không làm cho tôi phải nấc lên như khi đọc “TUỔI THƠ DỮ DỘI “.

  1. Điều gì khiến ta xúc đông khi đọc truyện

Từng khoảnh khắc hy sinh của các người chiến sĩ ấy như vết dao găm cắm vào tôi, nó làm tôi đau đớn đến tột độ. Những nỗi sợ của tôi khi đọc truyện cứ liên tục xảy ra, lật từng trang giấy là từng dòng nặng trĩu những nỗi buồn, những xót xa. Hy vọng vừa nhen nhóm đâm chồi đã bị dập tắt, chôn vùi!

Từng người, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh là những câu chuyện khác nhau, những câu chuyện đó có thể nói là bi thương hơn cả cái chết đối với các người chiến sĩ ấy, thế nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt, chiến tranh tàn khóc, cuộc sống tự mưu sinh sớm đã chui rèn cho các trinh sát ấy một trái tim gan dạ, dũng cảm, một bản lĩnh phi thường, một lòng trung thành với cách mạng, chính nghĩa.

Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?
Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?

Nhà văn Phùng Quán vô cùng thành công khi khắc họa từng nhân vật trong truyện rất rõ nét và rất đời. Ba mươi mốt chiến sĩ, ba mươi mốt câu chuyện đã được đặt một cách gọn gàng, hợp lí trong hệ thống mạch truyện chưa tới 800 trang. Những số phận, mảnh đời ấy được tác giả ghép lại thành một bức tranh lớn với vô vàng màu sắc, câu chuyện.

Đó chính là lòng yêu nước nồng nhiệt, những con người mang trên ngực một trái tim ấm nóng, tràn trề lòng tự hào dân tộc. Đồng thời những mảnh đời đó được nổi bật lên nhờ những mảng tối xấu xí của chiến tranh, đó là bộ mặt giả dối, bịp bợm, là những đòn roi vô nghĩa, những xiềng xích vô đạo đức và những con người vô lương tâm, ích kỷ, bán đứng chính nghĩa, đất nước.

Bạn sẽ khó có thể tưởng tượng được trong từng câu văn của Phùng Quán nó tuyệt vời đến thế nào, lúc cần hoa mỹ thì câu văn vô cùng thu hút, lôi cuốn, rất hoàn mỹ, lúc cần “đời” thì câu văn nó lại chân thật đến lạ thường. Khi đọc những trang sách ta có thể tưởng tượng ra trước mắt là khung trời của những trận chiến, đó là tiếng la hét, tiếng máy bay lướt ngang liên tục, tiếng súng rền đất, tiếng bom đạn nổ đỏ trời, đó là những hình ảnh, hình ảnh cây cỏ, mái nhà cháy ngùn ngụt, hình những những đoàn quân lũ lượt ra trận, hình ảnh người chỉ huy đang nhanh chóng phân công nhiệm vụ khi giặc càng quét, là hình ảnh tan thương sau khi tất cả qua đi…Hay hình ảnh anh Lượm đưa cả cánh tay của mình vô hố xí để thông bồn cầu khi bị giam trong tù, tất cả đều rất thật, rất kì diệu.

  1. Nên hay không nên đọc Tuổi thơ dữ dội?

Hãy đọc và cảm nhận cuốn sách này, nó sẽ mang cho bạn những cảm xúc tuyệt vời và chân thật. Đọc để yêu thương nhau nhiều hơn, để nhớ về những ngày xưa nhiều hơn…để có thể cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, con người của bao lớp người đi qua. Và rút ra những bài học, những kí ức quý báu cho cuộc đời của mình. Chiến tranh dù tàn khóc nhưng nếu cuộc đời không có tình yêu thương thì có lẽ nó còn tàn khóc hơn cả chiến tranh.

5/5 - (1 bình chọn)
Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!

Có thể bạn quan tâm!

Ca dao, tục ngữ thường được vận dụng trong hòa giải ở cơ sở

Một số câu ca dao, tục ngữ thường được vận dụng trong hòa giải ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *