tet thanh minh la gi
tet thanh minh la gi

Tết Thanh Minh là gì?

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Tết Thanh Minh là gì?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Tết Thanh Minh là gì?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

Là một người con của Việt Nam chắc hẳn bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ một Lễ hội truyền thống lớn nào trong năm. Trong đó Tết Thanh Minh hằng năm cũng không ngoại lệ. Thế nhưng Tết Thanh Minh, lại có gì đặc biệt và khác so với ngày tảo mộ cuối năm hoặc những dịp khác, thì hôm nay chúng ta hãy cùng khám phá nhé. Trước tiên chúng chắc cũng nôm na biết được phần nào Tết Thanh Minh là ngày diễn ra các hoạt động, đặc biệt là tảo mộ, dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên, để tỏ lòng biết ơn và sự hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà tổ tiên đã khuất của mình.

1. Tết Thanh Minh là ngày gì?

Tết Thanh Minh, hay còn được gọi là Tiết Thanh Minh, là một trong những ngày lễ truyền thống lớn đặc biệt trong năm. Đây là một dịp lễ để các thế hệ sau đây tưởng nhớ đến thế hệ đời trước. Cụ thể là ngày để thế hệ con cháu, tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo và tưởng nhớ đến những công lao to lớn của ông bà tổ tiên, dòng họ thân thuộc đã khuất.

Theo mình tìm hiểu và được biết ngày Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc từ xa xưa và được tính theo ngày Dương lịch của Phương Tây, chứ không phải là tính theo lịch Âm đâu nhé.

2. Nguồn gốc của ngày Tết Thanh Minh.

Trước tiên chúng ta hãy đọc đoạn thơ của Đại Thi Hào Nguyễn Du, nằm trong kiệt tác Truyện Kiều:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”

Đây là một tác phẩm lấy cảm hứng từ truyện ở Trung Quốc và Tết Thanh Minh cũng có nguồn gốc từ Lịch sử Trung Quốc. Là dịp để người dân Trung Quốc, tranh thủ dọn dẹp lại, sửa sang, sao cho phần mộ của ông bà tổ tiên trở nên khang trang, sạch sẽ.

3. Ý nghĩa và thời gian diễn ra Tiết Thanh Minh.

Thường chúng ta thường nghe “Thanh minh trong tiết tháng ba”. Liền nghĩ Tết Thanh Minh sẽ bắt đầu vào tháng ba thì đã sai mất rồi, bay Tết Thanh Minh không có quy định cụ thể vào thời gian,có thể xê dịch và nó không cố định, mà sẽ thay đổi theo từng năm. Nhưng nó được tuân theo một quy ước là đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày.

Tết Thanh Minh là một Tiết trong 24 Tiết khí hậu trong năm, Tết Thanh Minh được tính theo lịch dương sẽ được diễn ra bắt đầu từ ngày 4-5/5 cho đến hết 20-21/4 Dương lịch.

Xét về âm tiết nghĩa của hai từ Thanh, Minh. Từ “Thanh” có nghĩa là trong xanh, trong vắng, còn “Minh” có nghĩa là ánh sáng, phát quang, nên Tết Thanh Minh, sẽ có khí trời trong sáng, mát mẻ, thoáng đảng, ấm áp và thoát tục. Như một con suốt ngọt ngào, thanh khiết.

Tết Thanh Minh cũng được xem là ngày tảo mộ, tuy ngày này cũng không phải là một ngày quá lớn trong năm, nhưng đây là ngày để con cháu tỏ lòng biết ơn đến với ông bà tổ tiên.

4. Cần chuẩn bị những gì để đón tết thanh minh và đi tảo mộ..

Dù có bận rộn cách máy thì thông thường đến ngày này, tất cả thành viên trong gia đình đều, gấp rút sắp xếp công việc để chuẩn bị cho việc đón Tết Thanh Minh và ngày đi tảo mộ.

Vào những ngày mọi người người sẽ quân quần bên mâm cơm gia đình, cùng nhau chuẩn bị các mâm cúng, hoa,quả để đặc lên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra tục lễ tảo mộ sẽ gắng với những công việc như là: nhỏ cỏ, quét dọn, đắp đất, chặt những bụi cây xong quanh phần mộ của ông bà tổ tiên sao cho tươm tất, khang trang nhất. Sau khi đã làm dọn dẹp tươm tất, thì con cháu sẽ đặt hoa, mân quả, và thấp hương, đốt vàng mã cho những ông bà tổ tiên đã khuất.

Ngoài việc đi tảo mộ, dọn dẹp lại mộ phần sao cho khang trang nhất thì việc chuẩn bị mâm cúng cũng là một việc rất quang trọng trong Tết Thanh Minh. Có nhiều người cho rằng mâm cúng tết Thanh Minh có thể là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Nhưng theo quan niệm dân gian thì Tết Thanh Minh nên chuẩn bị mâm cúng chay. Gồm các loại bánh, nước, như chè, xôi, bánh trôi nước, gạo, oải chuối, hoa quả,… Là sự tín ngưỡng và cầu mong đến những người đã khuất sớm siêu thoát.

Xôi, chè, được làm từ hạt gạo nếp, nhiều nơi còn gói cả bánh chưng. Bánh được làm ra từ gạo, hạt ngọc trời, đây là thứ quý giá, tinh túy nhất của đất trời. Việc dâng lên ông bà tổ tiên còn thể hiện sự hiếu thảo, cầu mong mưa thuận gió hoà, nhớ về cọi nguồn dân tộc ta. Đi lên và sống chính nhờ nghề nông, gắn liền với cây lúa nước. Và những loại bánh này đã được truyền từ đời này sang đời khác, là sự sáng tạo và khéo léo của ông bà ta bao đời nay. Là truyền thống quý báo của dân tộc.

Tết Thanh Minh còn là dịp để các thành viên quây quần bên nhau, tưởng nhớ về cọi nguồn. Được trở về đất mẹ, giành chút thời gian để báo hiếu, cho ông bà tổ tiên. Thắp một nén hương để toả lòng biết ơn và cầu mong ông bà phù hộ nhận được nhiều may mắn và sức khoẻ.

Tết Thanh Minh thật ý nghĩa đúng không nào? Qua bài viết này chắc hẳn mình nghĩ các bạn sẽ biết thêm ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất của mình nha. Thanks

Tác giả: Ân Võ.

5/5 - (1 bình chọn)
Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!

Có thể bạn quan tâm!

nano la gi

Nano là ai? Nano có nghĩa là gì?

Nano là ai? Nano có nghĩa là gì? Nếu là một fan của phim Thái, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *