dinh bo linh
dinh bo linh

Đinh Bộ Lĩnh là ai? Chúng ta, những người trẻ cần học hỏi gì ở ông?

Thời xưa thiếu nhi đầu 3 vá

Cờ lau phất cao giữa đồng sâu

Trò chơi chiến binh trên mình trâu

12 sứ quân cúi gục đầu

(Hồn Thiên Đất Việt- Nhạc sĩ: Giang Hạ)

  1. Sơ lược hoàn cảnh xuất thân

Nghe những câu hát mang âm vang hào hùng kia làm cho người đọc liên tưởng đến một nhân vật gắn liền với những trang sử của bao thế thệ học sinh lúc bấy giờ, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ông có là người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất gian sơn và là người lập triều đại đầu tiên của Việt Nam sau hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc.

Đinh Bộ Lĩnh là ai? Chúng ta, những người trẻ cần học hỏi gì ở ông?
Đinh Bộ Lĩnh là ai? Chúng ta, những người trẻ cần học hỏi gì ở ông?

Nhân vật được nhắc đến chính là Đinh Tiên Hoàng( 22 tháng 3 năm 924 – tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người con của vùng đất Ninh Bình, Cha của ông là Đinh Công Trứ, giữ chức thứ sử Hoan Châu.

Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) ở. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp. Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:

“Bé thì chăn nghé, chăn trâu

Trận bày đã lấy bông lau làm cờ

Lớn lên xây dựng cơ đồ

Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”

  1. Những đóng góp to lớn

Năm 944, sau khi Ngô Quyền mất, loạn 12 sứ quân nổ ra. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh bại lực lượng do Lữ Xử Bình và Kiều Công Hãn ở triều đình Cổ Loa, là những quyền thần nhà Ngô trực tiếp tranh giành ngôi vua. Để thực hiện nhiệm vụ dẹp loạn và thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo vận dụng kế sách chính trị kết hợp với quân sự. Khi lực lượng còn non yếu, ông đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình) rồi thu phục được Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên) về làm Thân vệ tướng quân. Cuối cùng khi lực lượng đủ mạnh ông không tiêu diệt mà hàng phục Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Hà Nội), Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa) vốn là những hậu duệ nhà Ngô để lấy lòng thiên hạ.

Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân. Việc vua Đinh Tiên Hoàng khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa.

Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế , đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi

Từ năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình. Trước đó, các vị vua Việt Nam đều lấu niên hiệu theo hoàng đế Trung Quốc. Tác giả Dũng Phan khẳng định trong tác phẩm của mình rằng việc tự đặt một niên hiệu riêng đồng nghĩa với việc bấy giờ nước Nam là một nhà nước phong kiến tập quyền riêng với quân đội riêng, không còn phụ thuộc vào phương Bắc.

Tháng 10 năm 977 ông bị giết, Đinh Tiên Hoàng chỉ ở ngôi được 12 năm, hưởng thọ 56 tuổi. Ông được táng ở Sơn Lăng trên núi Mã Yên thuộc Trường Yên, Hoa Lư. Ngày nay, rất nhiều tỉnh, thành của Việt Nam có đường, trường học mang tên Đinh Tiên Hoàng. Nhiều đền thờ, tượng đài vua Đinh cũng được dựng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt.Sử gia Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét: “Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng… song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay! “

  1. Một vị vua đáng ngưỡng mộ và noi theo

Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng, sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng”? Sử gia Lê Tung viết trong Việt giám thông khảo tổng luận: “Vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy”. Đinh Bộ Lĩnh là một nhà quân sự đầy kinh nghiệm, một vị tướng có tầm chiến lược cao, sách lược khôn ngoan, sáng suốt. Quả thật ông là người tài trí hơn người, có một bản lĩnh và sức mạnh vô cùng to lớn. Trong ông luôn tỏa ra một lòng yêu nước đầy nhiệt huyết, tìm mọi cách để đưa đất nước về thời bình, là một đấng nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” vô cùng ngưỡng mộ.

Đinh Bộ Lĩnh là một trang anh hùng, một nhân vật lịch sử mà mọi người nên noi theo và học hỏi. Bởi lẽ trong ông có quá nhiều đức tín tốt đẹp và ẩn trong đó một sức mạnh to lớn, một bản lĩnh hơn người.

  1. Chúng ta học được gì từ ông?

Là một người trẻ, bản thân mỗi chúng ta sống phải luôn có lí tưởng, khát khao và mục đính sống cao đẹp, đem lại lại ích cho xã hội, cho bản thân. Phải luôn biết học hỏi, trao dồi kiến thức, nâng cao và cũng cố những kiến thức cũ, khơi nguồn sáng tạo những kiến thức mới. Luôn tìm cho mình một lẽ sống tốt và một con đường chính đáng để đi tới thành công. Việt Nam là nước đang trong quá trình Công nghiệp hóa- Hiện Đại Hóa, đòi hỏi mỗi người dân đều phải cố gắng hết sức mình, bởi vì sẽ không có ai đứng lại chờ chúng ta bước những bước chậm chạp.

Phải biết học tập những cái tốt, cái đẹp bên ngoài, biết giao tiếp, biết những kỉ năng ứng xử và kỉ năng sống an toàn, tạo một lối sống lành mạnh, không va vào những thứ độc hại, dơ bẩn. Phải biết đặt mục tiêu vì đất nước, sống, làm việt và học tập vì cuộc sống tốt đẹp của bản thân và xã hội. Không được chùn bước trước những khó khăn, rèn luyện cho mình một bản lĩnh, một tinh thần thép, một trái tim dũng cảm..dám đương đầu với mọi khó nhằn trong cuộc sống.

Cuộc sống sẽ thật dễ dàng nếu chúng ta biết xem nhẹ những khó nhọc ấy, biết vươn lên và vượt qua chứ không trốn tránh hay phớt lờ. Không được bằng lòng trước khó khăn và cái xấu, bởi lẽ ” bằng lòng” chính là từ bỏ, từ bỏ một tương lai tươi sáng hơn rất nhiều, đừng mãi sống trong một hiện tại u tối, tầm thường!  Và phải biết giữ gìn, tiếp nối, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Vua Đinh Tiên Hoàng với những giá trị và thành quả mà ông để lại cho đời đã giúp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc không ít và với những phẩm chất đáng quý ấy Ông xứng đáng được mọi người yêu quý và trân trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm!

Chính sách bán hàng là gì?

ContentsSơ lược hoàn cảnh xuất thânNhững đóng góp to lớnMột vị vua đáng ngưỡng mộ …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *