Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp” Wibu” mỗi khi lướt mạng xã hội, hay trong cuộc sống hằng ngày. Vậy Wibu là gì?
-
Wibu là gì?
Wibu là một từ không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt Nam, đây là cách gọi phổ biến nhất của giới trẻ Việt Nam hiện nay đối với một số nhóm người trong cộng đồng Manga hay Anime. Cũng giống như các từ lóng khác được giới trẻ ưa chuộng sử dụng, Wibu cũng đã có một hành trình rất dài trong việc lan truyền và biến đổi khi đến với chúng ta, đất nước Việt Nam.
-
Lịch sử ra đời
Wibu mà chúng ta thường hay gọi ở Việt Nam vốn có từ gốc là Wapanese, nguyên bản của từ này là thuật ngữ dùng để công kích những người có xu hướng thiên vị, ưa chuộng một cách thái hóa các mặt hàng, công nghệ và văn hóa của Nhật Bản.
Wapanese được ra đời vào những năm 2000, thuật ngữ này được tìm hiểu sớm nhất trên Google, bắt nguồn từ cơ sở dữ liệu Racial Slur(30/6/2002). Sau một khoảng thời gian ngắn thì từ này có nghĩa được khái quát hơn và chủ yếu được dùng để miêu tả những người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa của đất nước Nhật Bản, bao gồm cả Anime và Manga.
“Cuộc sống này thật vui khi làm Wibu
Và hãy luôn tự hào vì ta là một thằng Wibu.”
Đến cuối năm 2002, thuật ngữ này đã được lan rộng đến chống mặt tren diễn đàn 4Trend, gây ra một cuộc chiến nội bộ giưa những yêu yêu thích văn hóa Nhật và những người có sở thích ngược lại. Đỉnh điểm vào năm 2005, những người điều hành diễn đàn 4Trend đã thay luôn từ Wapanese thành từ Weeaboo.
Đây vốn là một thuật ngữ hư cấu, được giới thiệu bởi họa sĩ Nicholas Ourewith trong bộ truyện tranh Perry Bible Fellowship của ổng, kể từ đó Weeaboo đã được sử dụng khá nhiều trên toàn thế giới. Và chỉ khi du nhập vào Việt Nam Weeaboo đã được cộng đồng mạng đổi thành Wibu dựa trên sự tương đồng về cách đọc so với từ gốc, mục đích nhằm ngắn gọn hơn, dễ dàng viết hơn.
Ở thế giới, Weeaboo là một từ ngữ quốc tế, còn ở Việt Nam thì sẽ sử dụng như Wibu, tuy hai mà một, tuy một mà 2. Và lâu dần, thuật ngữ này trở thành từ chỉ chung tát cả những người trên toàn thế giới chứ không chỉ một mình người da tắng nữa
3. Đặc điểm của Wibu
-Xoay quanh từ Wibu này đã có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi sôi nỗi, ở những khoảng thời gian đầu tiên, quy ước về biểu hiện và hành động của Wibu được chỉ ra như sau:
+Thiên vị, sử dụng đồ nhập khẩu của Nhật Bản hơn là những mặt hàng nội địa tương đương.
+Tụ tập, chen chút trong các quày truyện manga ở các tiệm sách.
+Có thói quen hát, học thuộc và ghi nhớ các bài Ost trong Anime.
+Dùng quá nhiều cho đến quá mức các từ tiếng Nhật thay thé cho tiếng quốc ngữ: Onichan, Baka, Desu,….
-Wibu cũng như các từ lóng khác, do bị đánh đồng quá nhiều nên qua thời gian nghĩa củ chúng đã có nhiều thay đổi. Wibu của hiện tại trở thành một từ chỉ những người có niềm yêu thích quá đà với Anime hay Manga dẫn đến sự biến đổi trong tâm lí.
-Trang Urban Dictionary vào năm 2015 đã liệt kê lại những đặc điểm của Wibu một cách rõ ràng và chi tiết hơn:
+Wibu sẽ bị ám ảnh đến mức bình thường với Anime và những sản phẩm văn hóa đại chúng công nghệ của Nhật
+Bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản tới mức cho rằng văn hóa của Nhật thượng đẳng hơn tất cả các nền văn hóa khác và dĩ nhiên trong đó có cả văn hóa của chính quê hương họ.
+Hầu hết những hiểu biết của họ về đất nước Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản đều dựa trên những sản phẩm văn hóa đại chúng là Anime và Manga.
+Hay chèn những từ ngữ tiếng Nhật vào câu nói hàng ngày, dù cho họ không học tiếng Nhật và cũng dùng tiếng Nhật sai cách.
4. Tóm lại
Wibu là những người yêu thích văn hóa của Nhật Bản…thế nhưng họ lại man một thái độ hơi thái quá khiến cho mọi người có cái nhìn không tốt. Tuy nhiên chúng ta cần tôn trọng họ và không nên chê cười hay mỉa mai, bởi vì ai cũng có sở thích của riêng mình, chỉ là cách thể hiện của.mọi người khác nhau. Họ có thể thể hiện một cách thái quá nhưng nếu nó không ảnh hưởng tới bạn thì hãy tôn trọng họ, nếu có thì góp ý nghiêm túc theo nguyên tắc thân thiện, không gây gỗ.
Tác giả: Tính.