Cột sống trong từ điển của thế hệ gen Z nghĩa là gì?
Nếu là một người thường xuyên lướt Facebook hoặc sử dụng các trang mạng xã hội thì có lẽ từ ” cột sống ” đã quá quen thuộc với các bạn. Với những bạn từng sử dụng mạng xã hội vào những năm 2010, chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ tới hiện tượng teencode đã làm mưa làm gió ở thời điểm đó.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, thế hệ gen Z càng có những bức phá và thay đổi nhiều hơn về ngôn ngữ. Vậy trong từ điển của thế hệ gen Z, những từ ngữ có gì thú vị mà lại được các bạn sử dụng với tầng suất cao như thế? Trước tiên, ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một từ ngữ đang nổi đình nổi đám, được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều – ” cột sống “.
* Cột sống là gì ?
Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa đen của từ cột sống chính là danh từ dùng để chỉ các đốt xương hỗ trợ trung tâm của con người. Nhưng với bộ óc sáng tạo, liên tưởng không ngừng của thế hệ gen Z thì từ ” cột sống ” còn dùng để nói về tình trạng sức khoẻ, cụ thể ở đây là do căn bệnh đau mỏi vai gáy, thoái hoá cột sống. Căn bệnh này xuất hiện ở các bạn tuổi còn rất trẻ là do lối sống, sinh hoạt không khoa học như: ngồi sai tư thế, không vận động, sử dụng điện thoại quá nhiều,…
* Nguồn gốc của từ ” cột sống ” mà thế hệ gen Z sử dụng ?
Cụm từ ” cột sống ” được xuất phát từ câu hát ” Cuộc sống em có ổn không? ” trong ca khúc cùng tên của Anh Tú. Sở dĩ có sự liên tưởng, xuất hiện của từ” cột sống ” là vì do hiệu ứng âm thanh từ ” Cuộc sống ” trong câu hát vô tình được nhiều bạn trẻ nghe sai thành ” cột sống ” và từ đó câu nói ” Cột sống em có ổn không? ” xuất hiện, trở thành từ khoá vô cùng hot.
* Một số câu nói hot về ” cột sống ” của giới trẻ hiện nay:
- ” Cột sống ” em có ổn không?
- Ai rồi cũng có ” cột sống ” riêng.
- Dạo này ” cột sống ” mệt mỏi quá!
- Tuổi 17 bẻ gãy ” cột sống “.
Thế hệ gen Z ngày nay có sự liên tưởng, suy nghĩ vô cùng độc đáo và bức phá. Với sự độc đáo, thú vị, vần điệu từ khóa” cột sống ” trở nên vô cùng hot. Thế nhưng nó cũng phần nào nói lên tình trạng sức khỏe không tốt của các bạn trẻ ngày nay bởi những thói quen không khoa học của mình. Vì vậy đừng chủ quan quá với sức khỏe của mình. Sức khoẻ tốt mới có thể có năng lượng để sáng tạo, học tập nhé!