Trường công lập, dân lập, bán công là gì?
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã từng phải đưa ra những quyết định quan trọng của cuộc đời. Khi đứng trước những ngã rẽ quan trọng như vậy chúng ta cần phải tìm hiểu và có quyết định thật đúng đắn. Cũng như trên con đường học vấn, khi đứng trước 3 hình thức trường học: Công lập, Dân lập hay Bán công chúng ta cũng cần phải chọn lựa kĩ càng. Và cũng có những bạn vẫn chưa hiểu rõ về các ngôi trường này là như thế nào? Điểm khác nhau giữa các trường là gì? Vậy thì các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây, để hiểu rõ hơn và có những sự chọn lựa cho tương lai nhé!
* Trường công lập là gì?
Trường công lập là hình thức trường học được thành lập, xây dựng dựa trên các quyết định đầu tư kinh tế Trực thuộc nhà nước hay địa phương. Chính vì vậy mà những khoản kinh phí, đất đai, cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học,… được hoạt động phần lớn là nhờ vào kinh phí công.
* Trường dân lập là gì?
Trường dân lập là trường do các tổ chức, cá nhân thành lập và đầu tư. Trường phải tự lo các chi phí để duy trì hoạt động. Đa số nguồn ngân sách của trường là do các nhà đầu tư, học phí của học sinh và sinh viên,… đóng góp.
* Trường bán công là gì?
Trường bán công là trường được các giáo viên, phụ huynh hay tổ chức phi lợi nhuận,…thành lập và điều hành nhưng nhận được sự tài trợ, đầu tư từ kinh phí công.
* Một số đặc điểm của trường công lập, dân lập, bán công:
-
Trường công lập:
- Do có sự hỗ trợ của Nhà nước nên học phí của các trường công lập tương đối thấp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, sinh viên.
- Chương trình học của trường công lập luôn được thống nhất và ổn định theo quyết định của Bộ GD&ĐT nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất.
- Nguồn kinh phí phụ thuộc chính vào ngân sách Nhà nước hay các khoản đóng góp công. Do vậy việc đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất gặp khá nhiều khó khăn.
-
Trường Dân lập:
- Trường dân lập có mức học phí khá cao hơn so với trường công lập bởi trường phải tự lo các chi phí hoạt động.
- Chương trình học chú trọng phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Nhiều trường dân lập hiện nay thay đổi chương trình học theo hướng thực tế hơn hoặc có thể liên kết với các trường khác ở nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy học.
- Kinh phí học tập chủ yếu dựa vào sự đóng góp của học sinh, sinh viên do vậy mà những vấn đề về cải tiến, đổi mới, sửa chữa cũng sẽ tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ta số lượng trang thiết bị hỗ trợ học tập của trường dân lập cũng thường xuyên được bổ sung.
-
Trường bán công.
- Trường bán công nhận được sự tài trợ của chính phủ, tuy nhiên nó hoạt động độc lập với hệ thống trường công lập.
- Hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là có quyền tự chủ đối với trách nhiệm.
- Trường bán công không cần phải tuân theo các quy định và hướng dẫn tương tự như các trường công. Trường bán công là trường mà được giải phóng khỏi các quy tắc chung nhưng vẫn chịu trách nhiệm về kết quả của người học.
- Sự tham gia của cộng đồng và phụ huynh có tỉ lệ cao hơn so với những người trong các trường công lập truyền thống.
Dù là trường công lập, dân lập, hay bán công thì đều có những điểm riêng, có ưu điểm và nhược điểm. Mỗi trường sẽ phù hợp với các học sinh khác nhau, vì vậy tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và những lý do khách quan khác chúng ta hãy lựa chọn ngôi trường phù hợp cho mình. Khi đã quyết định lựa chọn thì hãy theo đuổi hết mình và học tập thật tốt nhé!
Tác giả: Ngọc Lê.