Ca khúc Bụi Phấn, là một ca khúc đã gắn liền vô cùng thân thuộc với biết bao thế hệ học trò. Bất kỳ ai khi ngồi lên trên ghế nhà trường, gắn liền với bục giảng và thầy cô, thì sẽ đều thuộc ca khúc Bụi Phân của nhạc sỹ Vũ Hoàng, với từ ngữ vô cùng chân thực, giản dị, đã kết cấu nên những câu nhạc vô dùng ý nghĩa “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng, cóc hạt bụi nào, vương lên tóc thầy,…” mang đến nhiều hoài niệm về tuổi học trò, về người thầy, cho mọi người, khi nghe được ca khúc này.
Vào những dịp đặc biệt của thời học sinh như Khai Giảng, Tổng Kết, Sơ kết và đặc biệt Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, ngày mà các bạn học sinh sẽ gửi lời tri ân sâu sắc đến những thầy cô giáo. Thì chúng lại được nghe lại ca khúc ngọt ngào này, nhưng lần nào cũng vậy, cũng tha thiết và bồi hồi. Ca khúc sẽ được các bạn có năng khiếu ca hát, trình bày lại, một cách rất thu hút, để gửi lòng biết ơn đến những người thầy, người cô đã dạy dỗ chúng ta nên người, đã cho chúng ta kiến thức. Đồng thời tôn vinh công lao to lớn của sự nghiệp nghề giáo, ca ngợi sự cống hiến của những người lái đó, đã dìu dắt các thế hệ học sinh đến với bến bờ thành công của tri thức.
Khi một tác giả nào đó, họ muốn tạo ra một sản phẩm nghệ thuật để cống hiến cho mọi người, thì chắc chắn rằng họ sẽ đi tìm một chất liệu nào đó, để lấy làm niềm cảm hứng sáng tác. Và nhạc sĩ cũng vậy, mỗi ca khúc mà họ cho ra đời, sẽ mang một thông điệp, một ý nghĩ, muốn gửi gắm đến cho người nghe. Và nhạc sỹ Vũ Hoàng cũng vậy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá ca khúc Bụi Phấn của nhạc sỹ Vũ Hoàng nhé?
1. Thầy giáo trong ca khúc Bụi Phấn là gì?
Ca khúc Bụi Phấn do nhạc sỹ Vũ Hoàng viết, và được cho ra mắt đầu tiên, được hát lên lần đầu vào ngày 20-11 năm 1982. Và đây cũng là năm đầu tiên ngày 20-11 được chọn làm ngày Nhà Giáo Việt Nam.
Theo lời kể của nhạc sĩ Vũ Hoàng cho biết, nhân vật người thầy trong ca khúc bụi phấn được sáng tác được lấy nguồn cảm hứng chính là nhạc sỹ Trương Quang Lục. Ông là tác giả của nhiều ca khúc rất nổi tiếng như Vàm Cỏ Đông, Trái Đất Này Là Của Chúng Mình,…
Trong một buổi học sáng tác thực tế, do chính nhạc sĩ Trương Quang Lục giảng dạy đứng lớp, trong đó có sự học hỏi của nhạc sỹ trẻ học trò Lê Văn Lộc. Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã viết 3 đoạn nhạc lên bảng, chuẩn bị đánh đàn piano để hoà tấu. Và đến khi nhạc sĩ Trương Quang Lục cúi đầu xuống để đánh đàn piano thì bụi phấn trên bảng đã rơi xuống và vương lên mái tóc của nhạc sĩ Trương Quang Lục. Cùng lúc đó nhạc sỹ trẻ Lê Văn Lộc đã cảm động và sinh ra lời nhạc vô cùng hay và ý nghĩa:” “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy. Em yêu phút giây này, tóc thầy như bạc thêm, để cho em bài học hay.”
Và sau đó nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã đưa những dòng này, đến cho nhạc sĩ Vũ Hoàng, sau nhiều lần chỉnh sửa và thêm bớt sau cho phù hợp, thì năm 1982 ca khúc Bụi Phấn đã cho ra đời.
Và được cất lên đầu tiên vào ngày 20/11/1982 do hơn 2000 sinh viên của Trường Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh thể hiện.
2. Ý nghĩa của ca khúc “Bụi Phấn” đối với thế hệ học sinh.
– Bụi phấn là ca khúc nhắc đến những hy sinh thầm lặng của người thầy trong suốt cuộc đời theo nghề giáo viên..
-Thời gian trãi qua nhiều thế hệ, tóc của thầy đã dẫn bạc, như những hạt phấn lại càng làm mái tóc thầy bạc hơn. Tức là càng viết bảng, càng giảng dạy, càng cống hiền thì lứa tuổi của thầy, cô ngày càng già.
– Ca khúc Bụi Phấn là lời nhắc nhở các thế hệ học trò về công lao to lớn của thầy cô, những người lấy đò cần mẫn đưa các em đến bến bờ của tri thức.
-Khi nghe ca khúc này, dù cho ở lứa tuổi nào vẫn không khỏi bân khuân, hoài niệm về những tháng ngày gắn liền với mái trường.
-Ngày 20-11, hát bài Bụi Phấn, còn là gửi gấm lời tri ân của các thế hệ học sinh, cho bậc thầy cô yêu dấu của mình.
3. Lời bài hát Bụi Phấn.
Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ
Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ
Mai sau lớn nên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ.
Tác giả: Ân Võ.