tet trung thap
tet trung thap

Tết Trùng Thập là gì? Bạn đã biết tết Trùng Thập hay chưa?

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Tết Trùng Thập là gì? Bạn đã biết tết Trùng Thập hay chưa?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Tết Trùng Thập là gì? Bạn đã biết tết Trùng Thập hay chưa?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

Tết Trùng Thập là gì? Bạn đã biết tết Trùng Thập hay chưa?

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết thêm một ngày Tết của Việt Nam nè. Không chỉ có Tết Nguyên Đáng, Việt Nam còn có ngày Tết Trùng Thập nữa nhé! Cơ mà Tết Trùng Thập là gì nhỉ? Hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu tết Trùng Thập là tết gì nhé!

Tết Trùng Thập là một trong những ngày tết khá quan trọng trong nền văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về tết Trùng Thập cả. Bởi vì có thể nói Tết Trùng Thập không phổ biến ở nhiều vùng nước ta.

  1. Tết Trùng Thập là gì?

Tết Song Thập là tên gọi khác của tết Trùng Thập là ngày tết của các thầy thuốc ở Việt Nam hay còn là tết Cơm mới vào tháng 10. Tết Trùng Thập còn gọi là Tết Hạ Nguyên. Bởi vì được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm nên được gọi là tết Song Thập, Tết Trùng Thập.

  1. Nguồn gốc của Tết Trùng Thập

Sở dĩ các nhà thuộc Việt Nam vô cùng coi trọng Tết Trùng Thập là vì vào ngày này những cây thuốc sẽ tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời vì vậy chúng trở nên vô cùng tốt – theo sách Dược lễ.

Tuy nhiên đối với quan niệm thông thường của những người dân ở các vùng nông thôn, thì họ cho rằng Tết Trùng Thập là tết Cơm mới. Bởi theo truyền thuyết cổ xưa thì tháng 10 là tháng mà đã xong một mùa vụ, con người đã gặt lúa, phơi lúa xong xuôi đâu vào đấy hết. Để cảm tạ ơn đức của Thần Nông giúp cho người nông dân có mùa màng bội thu, người ta đã chọn này 10 tháng 10 âm lịch hàng năm làm tết Cơm mới để dâng lên cho Thần. Họ sẽ cầu nguyện với Thần Nông mong mùa vụ mới sẽ bội thu, người dân có cuộc sống ấm no, sung túc hơn.

Trong ngày Tết Trùng Thập này, mọi người sẽ cùng nhau làm ra bánh dày, bánh chưng, nấu những nồi cơm nóng hổi từ phần gạo mà họ đã gặt hái thành công trong mùa vụ. Gia đình, làng xóm sẽ quây quần bên nhau, nhà ai nấu gì sẽ đem qua dùng chung với nhau. Tất nhiên là năm nào bội thu nhiều thì Tết năm đó lại càng lớn.

  1. Tết Trùng Thập có ý nghĩa gì?

Đây là dịp mà những người nông dân cảm tạ Thần nông hoặc để ăn mừng sự thành công mĩ mãn sau một mùa vụ. Đây là ý nghĩa của Tết Trùng Thập với nhưng vùng nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng,…

Còn đối với các dân tộc vùng cao như Tây Nguyên, vùng Tây Bắc,… Họ sẽ đem ngô lúa ngoài nương rẫy thu hoạch thành công treo trong nhà. Cứ đến dịp Tết Trùng Thập sẽ thấy mọi người trong thôn, làng, bản xúng xính váy hoa cùng nhau nấu những món ngon ăn tết.

Bên cạnh đó, để cảm tạ ông bà tổ tiên, chia sẽ niềm vui với họ mà người dân tại vùng quê Việt Nam thường làm các món bánh như bánh bột lọc, bánh dẻo, xô, chè trôi nước, bánh ít, bánh tét,… để cúng ông bà, tổ tiên,…

Đối với những người thầy thuốc, họ sẽ khoản đãi với các đệ tử của mình. Cùng nhau lên núi hái thuốc vì thời gian này thuốc rất tốt và sau đó về ăn mừng, ca hát, nhảy múa.

Tương truyền rằng, Tết Trùng Thập thực sự là tết của ông Đồng , bà Cốt. Đây là 2 vị có thể cho thần linh, hồn người chết, ma quỷ mượn thân thể của mình để nói chuyện với người còn sống. Chính vì thế mà mọi người còn chuẩn bị một bàn cổ linh đình cho họ.

  1. Các dân tộc khác nhau có cách ăn Tết Trùng Thập như thế nào?

  • Người Mạ: Vào ngày Tết Trùng Thập hay tết Cơm mới họ sẽ tổ chức hội giết trâu để mừng lễ.
  • Người Ê Đê: Ăn Tết Trùng Thập theo từng gia đình. Phái nữ thì lo việc nội trợ, phái nam thì lo rượu, làm hịt heo, gà.
  • Tộc người J’rai và Bahnar: Đây là tộc ăn Tết Trùng Thập lâu nhất. Họ sẽ mừng lễ từ tháng 11 dương lịch đến tận hết tháng Giêng năm sau.
  1. Những việc nên và không nên làm vào Tết Trùng Thập.

  • Nên làm:
  • Dọn bàn thờ gia tiên sạch sẽ
  • Lấy gạo mới làm những món ăn ngon dâng lên cho ông bà, tổ tiên để cảm tạ
  • Dọn mâm cỗ cảm tạ Ông Đồng, bà Cốt, Thần Nông, Thổ địa,…
  • Đọc bài cúng tế thành tâm
  • Có thể đi hái thuốc vì lúc này thuốc rất tốt
  • Không nên làm:
  • Nói những lời lẻ không hay
  • Cải nhau, đập vỡ đồ đạt
  • Phá cổ khi chưa dâng lên
  1. Văn khấn Tết Trùng Thập

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản xứ Thổ Địa, ngài bản gia Táo Quân, cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Chúng con là : ……………………………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng một (ngày 15, hoặc ngày mùng 10) tháng 10 là ngày Tết Cơm mới (Tết Trùng Thập), chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng tốt

Quả tốt hương xa

Công tài bồi xưa những ai gây

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Trước nhờ ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn Thần

Sau nhờ ơn Tổ Tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao?

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam còn nhớ mãi.

Nay nhân màu gặt hái Gánh nếp tẻ đầu mùa nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới sửa nồi cơm mới kính cẩn dâng lên

Thưởng tiên nếm trước

Mong nhờ tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại vương, ngày bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngủ Phương, Long Mạch tài thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia tiên nội ngoại họ……………….. Cúi xin thương xót con cháu, giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lể vật.

Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin mời các ngài độ cho chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án cúng lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần).

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Chắc rằng các bạn đã biết thêm những thông tin về Tết Trùng Thập rồi chứ! Hãy để lại một đánh giá và góp ý cho chúng tôi bạn nhé!

Tác giả: Ngọc Huyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!

Có thể bạn quan tâm!

nano la gi

Nano là ai? Nano có nghĩa là gì?

Nano là ai? Nano có nghĩa là gì? Nếu là một fan của phim Thái, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *