Trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt những công ty từ trong nước đến nhà đầu tư nước ngoài lần lượt ra đời ngày càng nhiều. Hoạt động kinh tế ngày càng lớn mạnh, đã thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cho đất nước giàu mạnh và hiện đại. Thế nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thì cũng nảy sinh ra một vấn đề, đó là một số kẻ đã có hành vi gian dối trong tiền bạc, nhằm tăng khoảng lợi nhuận về mình cũng như tội phạm kinh tế ngày càng nhiều từ đó thuật ngữ “rửa tiền” ra đời. Vậy rửa tiền là gì, làm thế nào để rửa tiền?
-
Rửa tiền là gì?
Theo khoảng 1, điều 4 Luật phòng chống rửa tiền 2012: Rửa tiền là hành vi của cá nhân tổ chức nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có. Hiểu kĩ hơn đó chính là số tiền mà cá nhân tổ chức đó có được từ những hoạt động phi pháp mà nhà nước cấm, ví dụ như là buôn lậu, buôn chất cấm, tham nhủng hối lộ, trộm cắp..,vvv. Gọi chung là tiền bẩn, mà tiền bẩn thì không thể sử dụng ngay được, vì có thể gây nghi ngờ và sẽ có thể truy được nguồn gốc của tài sản đó. Vì vậy chúng cần được rửa sạch theo đúng nghĩa bóng để có thể hợp pháp sử dụng
-
Rửa tiền được thực hiện như thế nào?
Thủ đoạn của việc rửa tiền bao gồm rất nhiều hình thức, đơn giản có, tinh vi có…và cả hình thức phổ biến nhất được nhiều đối tượng sử dụng.
Phương pháp đơn giản nhất là: chia nhỏ để sử dụng. Có thể hiểu đơn giản là chúng ta có 1 cục tiền bẩn, nếu sử dụng ngay lập tức thì sẽ gây ra nghi ngờ, tuy nhiên nếu mỗi ngày sử dụng một ít, mua dollars Mĩ một ít cất đi, mua vàng 1 ít cất đi thì sẽ ít gây nghi ngờ hơn.
Một phương thức đơn giản mà phổ biến nữa đó là: Mua tài sản cho con cái, người thân đứng tên. Phượng thức này đơn giản vì nó dễ thực hiện, tuy nhiên cũng rất dễ để truy tìm giấu vết.
Và phương thức phổ biến nhất đó là: Mở ra các hoạt động kinh doanh. Các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm sẽ mở ra các hoạt động kinh doanh hay còn gọi là “công ty ma”. Ví dụ như là mở ra các nhà hàng mà không quan tâm đến lợi nhuậ, lãi lỗ. Quần trọng là báo cáo tài chính phải chờ thấy lãi thật nhiều. Sau khi báo cáo có lãi sẽ đi đống thuế, khi đóng thuế xong thì số tiền bẫn còn lại sẽ đổ về chủ sở hữu và hợp pháp sử dụng.
Một phương pháp cũng phổ biến đó là: Chuyển tiền qua nước ngoài thông quá thị trường chợ đen. Đơn cử như “ông trùm” Nhật Cường đã chuyển phi pháp hơn 2500 tỉ VND ra nước ngoài thông quá 2 tiệm vàng đã làm chấn động Việt Nam vào tháng 5/2021. Về phương thức này thì sau khi chuyển tiền sang nước ngoài thì bọn tội phạm sẽ qua bên đó sử dụng hoặc là sẽ có 1 tổ chức nhận tiền rồi chuyển ngược lại về Việt Nam theo dạng là Kiều Hối của người thân gửi về để chúng hợp pháp và sử dụng.
Có thể bạn chưa biết thì 1 trong những đát nước được bọn tội phạm thường hay hướng tới gửi tiền đó là Thụy Sĩ, và vì thế Thụy Sĩ được xem là “Nơi giữ tiền của Thế Giới”. Bởi vì nguyên tắc để đảm bảo tài sản của người gửi ở Thụy Sĩ như sa: nếu như người gửu là tội phạm của quốc gia và chính phủ của quốc gia đó cần truy vét tài sản, nhưng hành vi tội phạm này không gây phương hại đến đất nước Thụy Sĩ thì ngân Hàng Thụy Sĩ sẽ từ chối cung cấp thông tin mà không vì phậm bất kì quy ước quốc tế nào.
Ngoài ra còn 1 số phương pháp rửa tiền tinh vi như mưa lại vé số trúng thưởng, đánh bài tại các casio hợp pháp cũng được nhiều tội phạm sử dụng.
-
Hành vi rửa tiền bị xử lý thế nào?
Tội rửa tiền được quy định tại Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Trong đó, các mức phạt được quy định riêng cho cá nhân và pháp nhân khi phạm tội. Cụ thể:
Đối với cá nhân:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- b) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- c) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có
- d)Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b)Tái phạm nguy hiểm;
- c)Có tổ chức;
- d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- g) Có tính chất chuyên nghiệp;
- h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt tù đến 15 năm, nếu chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc nhất định hoặc tịch thu tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền, khoản 6 Điều 324 quy định mức phạt như sau:
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
- c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
- d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, pháp nhân thương mại thực hiện hoạt động rửa tiền có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng hoặc thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây ra thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Tóm lại, rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt rất nghiêm trọng nên mọi người cần nâng cao nhận thức cửa bản thân, không được làm những việc phi pháp như thế này, sẽ gây ra hậu quả và thiệt hại rất lớn. Phải nghiêm chỉnh và mình bạch trong việc sử dụng tiền, không được sử dụng tiền bẩn cũng như tiền có được từ những hành vi phi pháp.