Quốc Phục Tại “Đất nước mặt trời mọc” – Kimono và ý nghĩa Kimono với Nhật Bản
Được mệnh danh là “xứ sở hoa Anh Đào” hay “Xứ sở Phù Tang” – Nhật Bản chính là quốc gia có nền văn hóa truyền thống đậm nét và phong phú. Kimono – quốc phục tại Nhật Bản chính là biểu hiện cho nền văn hóa đậm nét đó. Kimono là trang phục truyền thống nổi tiếng trên thế giới của Nhật Bản. Tuy nhiên, chắc rằng nhiều người vẫn chưa hiểu hết được Kimono là gì? Kimono như thế nào và có ý nghĩa gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Kimono có lịch sử hình thành lên đến những vài trăm năm và trở thành quốc phụ riêng của “Xứ sở hoa Anh đào”. Trước nhịp sống hiện đại dần trở thành chuẩn mực sống, người Nhật không còn mặc Kimono hằng ngày như trước nữa mà chỉ mặc vào các dịp lễ truyền thống, đám tiệc hay lễ hội.
-
Kimono là gì?
Trong tiếng Nhật, Ki có nghĩa là mặc và mono là vật. Ghép lại Kimono chính là một vật để mặc hay y phục. Kimono là quốc phục tại Nhật Bản lâu đời và dùng cho cả nam và nữ.
Ngày trước Kimono được mặc ở mọi thời điểm, địa điểm. Tuy nhiên sau này, nhiều người cho rằng việc mặc Kimono phức tạp và khó bận động. Như đi đánh cá ngoài biển mặc Kimono thì rất là khó cho việc vận động. Vì thế mà họ đã dùng Kimono trong những dịp lễ Tết, đám tiệc và những lễ hội. Điều này cũng góp phần tạo nên sự quý giá của Kimono đối với người Nhật và cũng như du khách nước ngoài. Và còn có thể giúp người Nhật giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
-
Ý nghĩa của Kimono với người Nhật
Không chỉ được xem là quốc phục tại Nhật Bản, Kimono còn là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và hoàn mĩ.
Ngày trước, Kimono còn được phân chia rõ ràng cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Dựa theo màu sắc, chất vải mà người ta có thể biết được tầng lớp của người mặc. Nhưng với ngày nay, con người có quyền bình đẳng, việc lựa chọn màu sắc hay chất vải không còn phụ thuộc vào tầng lớp của họ nữa mà là loại Kimono phù hợp với truyền thống.
Ví dụ có loại Kimono riêng cho người con gái chưa có chồng và đã có chồng, loại để mặc vào đám tang, tiệc trà, tiệc cưới,… đều phải lựa chọn phù hợp.
Không chỉ thế mà người Nhật còn lựa chọn Kimono theo thời tiết. Nếu là mùa xuân họ sẽ chọn màu sáng, mùa hè chọn màu mát, mùa thu chọn màu vàng, mùa đông chọn đỏ, đen,…
Người Nhật còn lưu giữ truyền thống văn hóa vô cùng tốt. Họ truyền bá cách mặc Kimono như một môn học mà ai cũng nên biết. Chính vì thế dù không được sử dụng hằng ngày nhưng Kimono vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ.
-
Kimono làm từ chất liệu gì?
Trang phục Kimono được tạo thành từ một tấm vải dài 12-13m và rộng 36-40 cm được cắt thành tám mảnh. Để tạo thành hình dáng cơ bản của Kimono cần khâu những mảnh vải này lại với nhau. Đặc biệt tất cả tấm vải đều được sử dụng không có mảnh nào vứt đi.
Theo truyền thống, khi may Kimono người ta thường dùng vải lanh, vải bông, vải lụa. Đối với Kimono Yukata thì may bằng vải cotton.
Để tạo ra những tấm vải đầy đủ màu sắc để may Kimono người ta có 2 cách để tạo ra:
Một là dệt vải rồi đem nhuộm hoặc vẽ hay thêu họa tiết lên. Hai là, dệt từ những loại chỉ có màu sắc khác nhau. Cách thứ 2 tương đối khó hơn nhưng lại đem lại mức bền cao.
-
Một số loại Kimono nổi danh tại Nhật Bản
-
Furisode
Người ta thường mặc Furisode trong những ngày lễ lớn, đi dự đám cưới hỏi, tiệc trà. Loại Kimono này chỉ dành cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo của Furisode rất dài và rộng, thường dài từ 95 đến 115 cm để che kín đôi tay. Kimono Furisode được làm từ loại vải chất lượng tốt như vải lụa. Ngày xưa, để bày tỏ tình cảm của mình với các chàng trai, các cô gái mặc Furisode thường vẫy vẫy tay áo với các chàng trai ấy.
Khi các cô gái tròn 20 tuổi vào lễ trưởng thành sẽ được mặc Furisode. Đây cũng xem là món quà kỉ niệm mà cha mẹ đã mua cho họ.
-
Yukata
Được làm bằng vải Cotton bình thường, Yukata được mặc trong mùa hè. Thời xưa Yukata chỉ có 2 màu trắng và đen còn gày nay đã có thêm nhiều màu sắc và họa tiết khác. Yukata phù hợp cho cả nam và nữ mặc. Đây cũng là loại Kimono đơn giản nhất, bạn có thể tự mặc mà không cần ai giúp đỡ.
-
Houmongi Kimono
Khác với Furisode, Houmongi là loại Kimono dành cho những ngời phụ nữ đã có chồng. Và tất nhiên họ sẽ không được mặc Furisode nữa. Người ta thường mặc Houmongi Kimono vào dịp cưới hỏi, tiệc trà, thăm viếng,…
-
Tomesode Kimono
Loại Kimono này cũng dành cho những người phụ nữ đã có chồng. Trên áo có đính gia huy – tượng trưng cho họ tộc của họ. Khá khép kín, Tomesode kimono chỉ được mặc vào dịp đám cưới hay đám tang trong họ hàng.
-
Mofuku Kimono
Khác với những loại Kimono khác, Mofuku chỉ có một màu đen duy nhất. Và Tomesode chỉ được dùng trong đám tang của họ hàng gần.
-
Shiromaku Kimono
Shiromaku được xem là trang phục cưới truyền thống của cô dâu Nhật Bản. Loại Kimono này thường rất dài và tỏa tròn, chính vì thế mà cô dâu phải có sự giúp đỡ của người khác mới dễ dàng di chuyển. Kimono Shiromaku có duy nhất một màu trắng. Vì màu trắng là màu tượng trưng cho sự trong trắng, thanh bạch của cô gái ấy.
-
Tsumugi Kimono
Kimono Tsumugi là loại Kimono dành cho tầng lớp nông dân bình thường. Những thiết kế của loại Kimono này thường khá đơn giản, hoa văn chạy dọc theo lưng và thân áo rồi giao nhau ở đỉnh vai.
-
Tsukesage Kimono
Tương tự như Tsumugu, Tsukesage là loại kimono khá đơn giản với phần họa tiết giống như Tsumugi. Thông thường, người ta thường mặc Kimono Tsukesage ở các buổi tiệc tùng, cắm hoa, trà đạo,…
-
Iromuji
Loại Kimono này dành cho cả những cô gái chưa kết hơn hoặc đã kết hôn rồi. Có thể nói đây là lịa Kimono phổ biến bởi ai cũng có thể mặc.
-
Những phụ kiện đi kèm khi mặc Kimono
- Nagajuban: Áo lót tránh bẩn bên trong Kimono
- Haori: Áo khoác mặc kèm
- Kanzashi: Đồ trang trí trên tóc
- Obi: Thắt lưng
- Zori: Dép gỗ
- Tabi: Tất trắng cao
- …
Nếu một lần đến Nhật Bản bạn hãy thử mặc Kimono một lần để cảm nhận được sự tinh tế, đẹp đẽ của chiếc Kimono. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về quốc phục của đất nước mặt trời mọc – Kimono cũng như cách lựa chọn Kimono phù hợp với bản thân mình.
Trở thành người đầu tiên đánh giá và góp ý dưới phần bình luận cho chúng tôi bạn nhé.
Tác giả: Ngọc Huyền.